Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Ðương quy

Đương quy là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đương quy. Vị ngọt cay, tính ôn; vào kinh tâm, can và tỳ, đương quy có tác dụng bổ huyết, hành huyết (là vị thuốc điều kinh rất cần thiết cho phụ nữ), ngoài ra còn có tác dụng nhuận táo, hoạt trường, giảm đau... Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của đương quy.

Bổ huyết điều kinh: Trong trường hợp kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, huyết hư kinh bế.

- Thang tứ vật: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống.

- Cao đương quy: cao lỏng đương quy tỷ lệ 1/1. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3ml.

Đương quy hầm gà: đương quy 30g, gà mái 1 con (làm sạch chặt khúc). Cho gà, đương quy, gừng, hành, gia vị đặt trong nồi, đậy kín. Đun trong 2 - 3 giờ. Dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.

Đương quy hầm gà dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.

Đương quy hầm gà dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực.

Đương quy tứ vị: đương quy 12 - 16g, thục địa 12g, long nhãn 9g, đại táo 30g, nước lượng thích hợp, đun nhỏ lửa. Gạn nước uống 2 - 3 lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt, da xanh tái, hồi hộp mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Canh đương quy thịt dê: đương quy 15g, hoàng kỳ 45g, đảng sâm 30g, thịt dê 400g. Các dược liệu cho vào túi vải xô, cùng nấu với thịt dê đến khi thịt dê chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp thiếu máu suy nhược, rối loạn kinh nguyệt, sau khi bị bệnh lâu ngày cơ thể suy kiệt, hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém.

Nhuận táo thông tiện: dùng rất tốt cho người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị thiếu máu gây đại tiện táo.

- Đương quy (sao với dầu vừng): 1 lạng, sắc uống.

- Hoàn đương quy: quy vĩ 20g, đại hoàng 20g, đào nhân 63g, ma nhân 63g, khương hoạt 20g. Nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước.

Liều dùng: 10 - 20g dưới dạng nấu, sắc, ướp, ngâm rượu...

Kiêng kỵ: người mắc chứng tỳ thấp, tiêu chảy, nóng sốt (lao đang tiến triển, u thượng thận, bướu độc giáp trạng) không được dùng.

BS. Tiểu Lan

Những phát hiện về sex có thể khiến bạn ngạc nhiênNhững phát hiện về sex có thể khiến bạn ngạc nhiênĂn uống cho nam giới bị hiếm muộnĂn uống cho nam giới bị hiếm muộnThuốc sinh học và ứng dụng trong trị liệuThuốc sinh học và ứng dụng trong trị liệu

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét